Chào giá trong thị trường điện

  26-05-2021
Một số vấn đề về chào giá trong thị trường phát điện cạnh tranh Việt Nam

1. Giới thiệu chung


Vận hành thị trường phát điện cạnh tranh tạo một bước đột phá trong cách điều hành hệ thống điện nói chung và điều hành các nhà máy điện nói riêng tại Việt Nam. Khi không vận hành thị trường điện, kế hoạch vận hành của các nhà máy điện do Trung tâm Điều độ Hệ thống điện Quốc gia (NLDC) lập trên cơ sở tối ưu hóa toàn bộ hệ thống. Khi vận hành thị trường điện, các nhà máy điện phải chủ động lập kế hoạch phát điện trên cơ sở tối ưu hóa, tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận của mình.
 

TT

Công việc

Không vận hành thị trường

Vận hành thị trường

1

Lập kế hoạch phát điện

NLDC thực hiện trên cơ sở tối ưu toàn bộ hệ thống

Các nhà máy thực hiện trên cơ sở tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận của mình

2

Vận hành hàng ngày

NLDC điều hành các nhà máy theo khả năng khả dụng của nhà máy và theo giá trong hợp đồng PPA

Các nhà máy quyết định cách thức vận hành dựa trên chiến lược chào giá

3

Doanh thu

Thanh toán theo sản lượng phát điện và theo giá bán điện trong hợp đồng PPA

Thanh toán theo sản lượng phát điện, sản lượng cam kết mua bán (Qc), giá bán điện cam kết (Pc) theo hợp đồng sai khác CfD và giá thị trường

4

Chiến lược kinh doanh điện

Không có chiến lược kinh doanh, doanh thu của nhà máy phụ thuộc NLDC điều hành

Cần phải có chiến lược nhằm tận dụng các cơ hội phát điện trên thị trường nhằm tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận thông qua các hành vi chào giá


2. Vấn đề thanh toán và sắp xếp thứ tự huy động các tổ máy khi vận hành thị trường điện


Thanh toán trong thị trường điện VCGM dựa trên hợp đồng sai khác CfD (Contract for Difference), các thành phần chính tính toán thanh toán bao gồm:

  • Giá thanh toán
  • Theo giá trong hợp đồng sai khác (Pc)
  • Thanh toán theo giá thị trường (Pm)
  • Giá thị trường do nhà máy chào giá đắt nhất quyết định
  • Sản lượng
  • Sản lượng theo hợp đồng CfD (Qc)
  • Sản lượng theo thị trường (Qm)
  • Sắp xếp lịch huy động theo giá chào
  • Giá chào quyết định sản lượng

Như vậy chiến lược chào giá rất quan trọng, chiến lược chào giá sẽ quyết định doanh thu của nhà máy.
 

3. Các cách thực hiện chào giá


3.1. Sử dụng giá trong hợp đồng CfD để chào giá

  • Ưu điểm:

Đơn giản, dễ thực hiện

  • Nhược điểm:
    • Không có chiến lược chào giá
    • Không tận dụng được các cơ hội phát điện khi tham gia thị trường
    • Không tối đa hóa được doanh thu và lợi nhuận khi tham gia thị trường
    • Do giá chào ít thay đổi nên có thể bị các đơn vị phát điện khác lợi dụng để chiếm lĩnh thị trường

3.2. Chào giá theo chi phí của nhà máy


Giá chào = Chi phí + Lợi nhuận mong muốn
Chi phí = Chi phí nhiên liệu + Chi phí vận hành bảo dưỡng + khác

  • Ưu điểm:
    Đơn giản, dễ thực hiện
  • Nhược điểm:
    Như mục 3.1
     
  • 3.3 Chào giá có chiến lược

Bấm vào đây để đọc tiếp: http://vmw.com.vn/bai-viet/a2-103/chien-luoc-chao-gia.html

0966.866.766

 Copyrights Thiet Ke Website by ungdungviet.vn